Kinh doanh sản phẩm dược liệu hay nói chính xác hơn là thuốc luôn được đánh giá là một trong số những ngành nghề kinh doanh ổn định. Để hỗ trợ cho các chủ đầu tư kinh doanh lĩnh vực này, Nội thất Masta cung cấp dịch vụ thiết kế nhà thuốc nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ chi tiết cách để tạo nên một thiết kế nhà thuốc đẹp cho các bạn.
Hướng dẫn chi tiết cách thiết kế nhà thuốc chuẩn GPP
Thiết kế bảng hiệu nhà thuốc
Bảng hiệu chính là mặt tiền của mỗi cửa hàng, nó bao gồm tất cả các thông tin định danh của một chủ thể như logo thương hiệu, tên cửa hàng, địa chỉ và số điện thoại liên hệ. Do đó thiết kế bảng hiệu luôn quan trọng dù ở bất kì lĩnh vực kinh doanh nào. Tuy nhiên, với mỗi sản phẩm, dịch vụ khác nhau thì cách thiết kế biển hiệu cũng khác nhau để thể hiện đặc trưng của ngành nghề.
Mẫu thiết kế bảng hiệu nhà thuốc
Vì nhà thuốc là một trong những lĩnh vực thuộc ngành y tế nên khi thiết kế bảng hiệu nhà thuốc ta nên lựa chọn những gam màu đặc trưng của ngành y như trắng, đỏ, xanh lá, xanh dương,... Tuy nhiên lời khuyên của chúng tôi là nên chọn những sắc màu tích cực, mang lại cảm giác hy vọng, an tâm như xanh lá, xanh dương. Từ đó, tạo thiện cảm tốt hơn cho người đi đường.
Thiết kế tủ thuốc
Khi đặt chân vào hiệu thuốc, nếu các bạn để ý một chút sẽ thấy các tủ thuốc thường được đặt sát nhau, áp và men theo 4 góc tường. Tại sao lại có thiết kế tủ thuốc như vậy? Bởi vì để tối ưu không gian cửa hàng thuốc tốt hơn, sử dụng hệ tủ sát tường sẽ tạo ra khoảng trống rộng rãi bên trong, đồng thời cũng tạo nên sự liên mạch, khép kín. Do đó, đây luôn là cách làm để thiết kế nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Hướng dẫn thiết kế tủ thuốc
Các tủ thuốc nên được thiết kế đơn giản, có nhiều đợt và lắp đặt cửa kính trong suốt. Nhiều ngăn đợt sẽ tối ưu khả năng trưng bày trước số lượng sản phẩm lớn và đa dạng đến vậy. Lắp đặt cửa kính sẽ giúp chính người bán và khách hàng dễ dàng nhận diện tên thuốc, từ đó việc tìm kiếm cũng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Thiết kế quầy thuốc
Hệ quầy đứng thấp nên được đặt ngay chính giữa căn phòng để kịp thời đón khách ngay khi họ vừa đến. Những quầy thuốc này luôn được tận dụng vừa làm chỗ trưng bày các sản phẩm vừa làm quấy lễ tân của dược sĩ.
Cách thiết kế quầy thuốc
Tùy theo diện tích và không gian cửa hàng mà kích cỡ của quầy thuốc cũng được thay đổi cho phù hợp. Bên trong quầy nên được phân chia thành những ngăn đựng tiện ích để việc tìm kiếm trở nên dễ dàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dán pano, áp ích bên mặt sườn quầy về một số sản phẩm đang có trong hiệu thuốc của mình để gia tăng độ nhận biết sản phẩm khi có nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Đó chính là những thông tin bạn cần quan tâm khi thiết kế nội thất nhà thuốc. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần hỗ trợ hoặc muốn thiết kế và thi công nhà thuốc, hay thiết kế phòng khám hãy liên hệ với Masta để được tư vấn Miễn Phí nhé