GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong số 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình bảo đảm chất lượng thuốc
GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong số 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình bảo đảm chất lượng thuốc: Từ khâu sản xuất (Thực hành tốt sản xuất thuốc - GMP), kiểm tra chất lượng (Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc - GLP), tồn trữ và bảo quản (Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP), lưu thông phân phối (Thực hành tốt phân phối thuốc - GDP) và phân phối đến tay bệnh nhân (Thực hành tốt nhà thuốc - GPP).
Khi xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn GPP đồng nghĩa là thực hành tốt nhà thuốc, cần bảo đảm về khả năng thực hiện các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc bố trí nhà thuốc theo GPP
Cơ sở vật chất
Nhà thuốc phải đạt diện tích tối thiểu từ 10m2, với đầy đủ không gian bố trí, cách sắp xếp, bày trí thuốc trong nhà thuốc tuân thủ theo đúng quy định (khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm,...) đồng thời đảm bảo các trang thiết bị cũng như phương tiện cần thiết cho bảo quản thuốc.
Đối với các loại thuốc bán lẻ không kèm theo bao bì, cần thiết ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ cùng hướng dẫn cụ thể. Đối với những cửa hàng dùng phần mềm quản lý nhà thuốc, ngoài danh sách 100,000 mã thuốc liên thông cùng cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia thì có thể thêm thuốc cơ sở cùng đầy đủ thông tin nhằm có thể quản lý dễ dàng hơn.

Cơ sở vật chất nhà thuốc
Tiêu chuẩn trong nhân sự
Người phụ trách nhà thuốc cần phải có bằng dược sĩ từ Đại học trở lên và có kinh nghiệm thực hành ngành Dược tại những cơ sở chuyên môn về thuốc tối thiểu 2 năm.
Người chịu trách nhiệm tại quầy thuốc (bán thuốc) phải có bằng Dược sĩ từ Trung cấp trở lên cùng với kinh nghiệm thực hành tại những cơ sở thuốc trong khoảng thời gian tối thiểu 1,5 năm.
Ngoài những bằng cấp chuyên môn, phải có chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y tế cấp đồng thời thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho mở quầy thuốc tây chuẩn GPP, thông thường 3 năm sẽ xét điều kiện lại một lần.
Nhân viên làm việc ở nhà thuốc phải mặc áo Blouse trắng, đeo biển có ghi họ tên, chức vụ và ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

Khu vực dành cho nhân sự
Tiêu chuẩn trong hoạt động
Thực hiện tất cả các hoạt động ghi chép, lưu trữ cũng như bảo quản hồ sơ tối thiểu 1 năm tính từ thời điểm mà thuốc hết hạn; không được thực hiện bất kỳ các hành vi quảng cáo và lôi kéo khách hàng;...

Khu vực hoạt động
Kinh nghiệm bố trí nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Bố trí nhà thuốc theo nhóm mặt hàng
Thuốc là mặt hàng có tên thuốc, số lượng đầu sản phẩm, thương hiệu rất lớn, tuy nhiên, có thể chia thành các nhóm mặt hàng tách biệt như: Dược phẩm điều trị bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và thiết bị y tế,...Nhà thuốc phải có danh mục các nhóm thuốc theo cách trưng bày giúp dễ nhận biết và tránh sai sót khi sắp xếp hay khi lấy thuốc cho khách hàng.
Đối với các nhà thuốc không áp dụng công nghệ để quản lý như phần mềm quản lý nhà thuốc thì cần nhận biết được từng loại mặt hàng để sắp xếp thuốc trong kho cũng như ngoài quầy để bảo đảm hợp lý, đúng vị trí và dễ dàng tìm kiếm cũng như kiểm thuốc.

Phân loại theo nhóm mặt hàng
Bố trí theo yêu cầu bảo quản của thuốc
Mọi nhà thuốc đều cần bảo đảm về tiêu chuẩn nhiệt độ trong nhà thuốc để duy trì chất lượng cũng như không gây biến đổi chất, thành phần của từng loại thuốc. Ngoài ra, có các loại thuốc đặc biệt buộc phải bảo quản theo yêu cầu riêng do đó phải sắp xếp thuốc theo các nhóm phù hợp. Ví dụ:
- Những loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt,... chỉ yêu cầu bảo quản ở điều kiện thường.
- Tuy nhiên với những loại Vắc xin, viên đạn hạ sốt hoặc những sản phẩm có mùi, dễ bị bay hơi, phân hủy cần phải có khu vực bảo quản cùng nhiệt độ bảo quản đặc biệt.

Mỗi sản phẩm có yêu cầu bảo quản khác nhau
Bố trí theo quy định chuyên môn hiện hành
Theo quy định hiện hành, một số loại thuốc hoặc sản phẩm đặc biệt cần được sắp xếp ở khu vực riêng biệt để bảo đảm tuyệt đối về tính an toàn cũng như hạn chế tối đa rủi ro có khả năng xảy ra. Theo đó:
- Những loại thuốc thuộc nhóm thuốc độc bảng A, B phải được áp dụng cách sắp xếp trong nhà thuốc riêng hoặc phải được đựng trong các ngăn tủ riêng biệt và khóa chắc chắn. Đồng thời bảo đảm nhiệt độ, điều kiện bảo quản theo đúng quy chế chuyên môn hiện hành ngành Dược.
- Hàng chờ xử lý: Cần được sắp xếp vào khu vực riêng biệt và gắn nhãn “Hàng chờ xử lý”
- Với những mặt hàng dễ vỡ, chất lỏng giống như chai, lọ hay ống tiêm, ống truyền,....cần được để phía trong cùng cũng như tuyệt đối không xếp chồng lên nhau hay chồng lên các loại khác.
- Nhằm quản lý nhà thuốc hợp lý hơn, có thể sắp xếp nhà thuốc dựa trên những nguyên tắc khác như: Theo nhóm tác dụng dược lý hoặc công thức hóa học; hãng sản xuất hay dạng thuốc,...

Phân loại theo quy định chuyên môn
Bố trí nhà thuốc theo nguyên tắc FEFO &FIFO
- Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO có nghĩa là hàng với hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài và hàng có hạn dùng dài hơn sẽ xếp vào trong.
- Sắp xếp theo nguyên tắc FIFO nghĩa là hàng sản xuất trước - xuất trước và lô nào nhập trước - xuất trước.

Phân loại theo nguyên tắc FEFO & FIDO
Gợi ý một số mẫu bố trí nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Dưới đây là một số mẫu gợi ý bố trí nhà thuốc đạt chuẩn GPP:

Nhà thuốc GHO Health

Nhà thuốc Dược Sài Gòn

Pharmacy Thiện Tâm

Cửa hiệu thuốc tây Anh Trung
Kết luận
Trên đây là các yếu tố buộc phải nhớ đối với cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Hy vọng rằng các chia sẻ trên có thể giúp cửa hàng thuốc tây của bạn tối ưu vận hành, kê đơn cũng như quản lý tổng quát một cách hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Nhiều mẫu thiết kế hiệu thuốc - phòng khám tại Nội Thất Mastar
NỘI THẤT MASTA
Trụ Sở: Khu Cao Ốc Văn Phòng - Sky Center - 5b đường Phổ Quang - P2 - Tân Bình
Hotline:
0988.790.510 - 0913.545.299
E-mail:
noithatmasta@gmail.com
Website:
http://noithatmasta.com